Sidebar

Magazine menu

20
Sat, Apr

Tọa đàm “Covid – 19: Những thách thức và con đường phục hồi cho Việt Nam”

Hội thảo, Hội nghị, Tọa đàm

Ngày 8/10/2021,Khoa Kinh tế Quốc tế đã tổ chức Tọa đàm khoa học “Covid – 19: Những thách thức và con đường phục hồi cho Việt Nam” dưới hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp.

 

Tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia, diễn giả uy tín trong hoạt động nghiên cứu chính sách cũng như các tổ chức, doanh nghiệp: PGS, TS Bùi Văn Huyền - Ủy viên Hội đồng lý luận TW, Viện trưởng Viện Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia HCM; PGS, TS Nguyễn Huy Hoàng - Viện trưởng Viện Đông Nam Á, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Ông Nguyễn Hữu Nam - Phó Giám đốc VCCI TP HCM; Ông Trần Đăng Nam - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Dolphin Sea Air Services Corporation. Về phía trường ĐH Ngoại thương có PGS, TS Bùi Anh Tuấn – Hiệu trưởng, PGS, TS Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS, TS Phạm Thu Hương – Phó hiệu trưởng, PGS, TS Đào Ngọc Tiến – Phó hiệu trưởng, PGS, TS Hoàng Xuân Bình – Trưởng Khoa Kinh tế Quốc tế và lãnh đạo các đơn vị trong trường cùng cán bộ, giảng viên, sinh viên tại Trụ sở chính Hà Nội và Cơ sở II TP. HCM.

Thay mặt lãnh đạo nhà trường, PGS. TS Bùi Anh Tuấn đã phát biểu chào mừng khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tọa đàm, cũng như tính cấp thiết thời sự của những vấn đề mà tọa đàm đặt ra trong bối cảnh phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh thời kỳ “hậu Covid 19”. Thầy bày tỏ mong muốn tọa đàm sẽ được lắng nghe và tiếp thu nhiều ý kiến, đóng góp có giá trị từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng như các thầy cô giáo trong và ngoài trường.
Cũng tại tọa đàm, tham gia ý kiến thảo luận,PGS, TS Bùi Anh Tuấn đã nêu vấn đề về tác động của dịch Covid-19 tới lĩnh vực giáo dục khi lĩnh vực này phải thay đổi phương thức hoạt động của mình từ tuyển sinh, đào tạo tới đánh giá người học trong bối cảnh dịch bệnh. Theo thầy, dịch bệnh vừa là thách thức nhưng cũng vừa là cơ hội cho các cơ sở giáo dục phải thay đổi toàn diện từ tư duy đến hành động, mạnh dạn đầu tư mạnh hơn nữa cho chuyển đổi số.

PGS, TS Hoàng Xuân Bình trong tham luận đề dẫn tọa đàm cũng chia sẻ mặc dù có nhiều các buổi toạ đàm và hội thảo liên quan đến dịch Covid 19, tuy nhiên buổi toạ đàm lần này diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid 19 lần thứ 4 gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều lần so với 3 đợt bùng phát trước, làm tăng trưởng GDP quý 3 giảm sâu, kéo theo sự sụt giảm GDP của cả 9 tháng đầu năm 2021. Đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh về cơ bản đã được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang được mở cửa từng bước, dần dần được phục hồi, nước ta chuyển sang trạng thái vừa chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Vì vậy, đây là thời điểm cần có cái nhìn khoa học, toàn diện, thẳng thắn về những thách thức của nền kinh tế trong bối cảnh mới, những điểm tích cực cũng như những hạn chế của các chiến lược, chính sách đã thực hiện và cả con đường phục hồi cho nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.

PGS, TS Đào Ngọc Tiến chủ trì Tọa đàm

PGS, TS Lê Thị Thu Thủy đề cập đến vấn đề thiếu hụt lao động khi nền kinh tế phục hồi trở lại do làn sóng lao động ngoại tỉnh ở các thành phố lớn hồi hương đang diễn ra. Do đó, các biện pháp khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới phải tính tới yếu tố này.

 

PGS, TS Nguyễn Huy Hoàng - Viện trưởng Viện Đông Nam Á, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm

Ông Nguyễn Hữu Nam - Phó Giám đốc VCCI TP HCM phát biểu tại Tọa đàm

Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Dolphin Sea Air Services Corporation phát biểu tại Tọa đàm

PGS, TS Bùi Thị Lý - Viện trưởng Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế trao đổi trực tuyến với các diễn giả

Tại tọa đàm, nhiều vấn đề đã được đưa ra trao đổi thảo luận như tác động của đại dịch Covid-19 tới các doanh nghiệp trong đợt bùng phát lần này, đâu là những doanh nghiệp chịu tác động nặng nề nhất, hiệu quả ứng phó của các chính sách mà Chính phủ đã và đang thực hiện, những thách thức và các kịch bản phục hồi nền kinh tế phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Một số giải pháp và hàm ý chính sách đã được các diễn giả đưa ra để giúp nền kinh tế cũng như doanh nghiệp Việt Nam phục hồi trong thời gian tới bao gồm: gia tăng trần nợ công, củng cố niềm tin của người dân vào chính sách, thay đổi cách thức quản trị nhà nước trước biến thể mới của Covid-19. Phần trình bày của các diễn giả đã đưa ra những quan điểm, bình luận rất hữu ích để những người tham gia có những góc nhìn đa chiều , sâu sắc về những vấn đề thảo luận.

Tạp chí Tri thức xanh đưa tin: Link