Sidebar

Magazine menu

19
Fri, Apr

Thông báo về Chương trình Đào tạo giảng viên nguồn về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp – ToT2

THÔNG BÁO

Trường Đại học Ngoại Thương cùng với ĐH Bách Khoa dưới sự tài trợ của IPP  sẽ tổ chức Chương trình Đào tạo giảng viên về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp dành cho giảng viên các trường đại học khu vực miền Bắc.

Vào tháng 10/2017, Trường Đại học Ngoại thương cùng với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội dưới sự tài trợ của IPP sẽ tổ chức một Chương trình đào tạo giảng viên nguồn về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (ToT2). Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chính của FIIS nhằm mục tiêu xây dựng năng lực cho giảng viên và các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp, các trường đại học, các trung tâm ươm tạo,... về chuyên môn, đào tạo và huấn luyện về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Việc triển khai chương trình ToT2 lần này sẽ do 2 đơn vị FIIS trực thuộc Trường Đại học Ngoại thương và BK-Holdings trực thuộc Trường Đại học Bách Khoa đảm nhiệm, IPP tài trợ toàn bộ chi phí giảng viên quốc tế cho chương trình.

Kết cấu Chương trình bao gồm:

  • Xét tuyển, thông báo nhập học: Ngày 17/10/2018
  • Đào tạo, chuyển giao kiến thức 8 ngày đào tạo tập trung: từ 20/10/2017.
  • Địa điểm: tại Trường Đại học Ngoại thương và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
  • 3 tháng hỗ trợ thực hành, triển khai thực tế 11/2017 – 01/2018. Địa điểm: tại Trường cử đi học
  • Chuyển giao tài liệu, mẫu biểu, format
  • Hợp tác, kết nối mạng lưới ươm tạo, đầu tư khởi nghiệp
  • Lế Tốt nghiệp: ngày 30/1/2018, tại Hà Nội.

Đối tượng tham gia chương trình:

Là giảng viên, cán bộ ươm tạo khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh phía Bắc cam kết tham gia lâu dài trong việc phát triển hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

  • Sử dụng thành thạo tiếng Anh (8 ngày đào tạo tập trung sẽ do chuyên gia nước ngoài của IPP thực hiện);
  • Có kinh nghiệm giảng dạy về kinh doanh, đổi mới sáng tạo hoặc các nội dung khác có liên quan;
  • Cam kết thực hiện đầy đủ nội dung chương trình đào tạo TOT2

Mỗi trường giới thiệu không quá 04 học viên.

Danh sách đăng kí kèm theo CV của các học viên được đề cử.

MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CỦA 8 NGÀY ĐÀO TẠO TẬP TRUNG

Trong 3 buổi triển khai tại Trường Đại học Ngoại thương và 5 buổi triển khai tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các chủ đề được đào tạo bao gồm:

  1. Các khái niệm và vấn đề cơ bản của đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
  2. Tư duy hướng đến hiệu quả (tư duy doanh nhân)
  3. Vai trò đổi mới sáng tạo trong cách mạng công nghiệp 4.0
  4. Công cụ giúp đổi mới sáng tạo đột phá.
  5. Phát triển ý tưởng, đánh giá ý tưởng, tạo dựng thị trường, phát triển sản phẩm.
  6. Thẩm định các dự án đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
  7. Cách xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong trường học
  8. Coaching và mentoring.
  9. Phát triển chương trình đào tạo đổi mới sáng tạo trong nhà trường.
  10. Cách đổi mới mô hình trường đại học, mô hình doanh nghiệp. 

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRONG 3 THÁNG THỰC HÀNH

Ban Tổ chức sẽ mời chuyên gia tham gia, đồng hành cùng các hoạt động thực hành của các học viên tại Trường cử đi.

  • Tổ chức hội thảo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong trường đại học
  • Tổ chức khoá đào tạo ngắn hạn cho sinh viên về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
  • Chia sẻ về một số chương trình hỗ trợ ươm tạo khởi nghiệp trong các trường đại học 

Trân trọng thông báo và kính mời các trường có quan tâm đăng ký tham gia Chương trình TOT2.

Thời hạn đăng ký tham dự là ngày 13/10/2017. Hồ sơ gồm: Danh sách học viên đăng ký tham dự và CV của từng học viên.

Hồ sơ đăng ký gửi  qua đường bưu điện (bản chính thức) và đồng thời gửi qua email (bản scan) theo địa chỉ sau: BK-Holdings, phòng 213, nhà A17, số 17 phố Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  (c/c This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. ). Điện thoại hỗ trợ: Nguyễn Thị Thu Trang (Ms.) – 090.281.6661 và Phạm Tuấn Hiệp (Mr.) – 093 466.1001.

 Giới thiệu về IPP

Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan, Giai đoạn  (IPP) là một Chương trình Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) được đồng tài trợ bởi chính phủ Việt Nam và chính phủ Phần Lan. IPP hiện đang triển khai giai đoạn 2 từ năm 2014 đến 2018 với tổng ngân sách là 11 triệu euro. IPP hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa có thu nhập trung bình vào năm 2020. Mục tiêu của IPP là thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững thông qua việc gia tăng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo.

IPP hướng tới các mục tiêu dài hạn là hỗ trợ phát triển kinh tế và hệ thống đổi mới sáng tạo cho Việt Nam. IPP hợp tác với nhiều đối tác quan trọng trong nước và quốc tế nhằm mở rộng quy mô các hoạt động đào tạo thực tế về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam cũng như cải thiện các chương trình, các cơ chế hỗ trợ ở địa phương đối với doanh nghiệp sáng tạo mới. IPP cũng thực hiện việc kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm xây dựng một nền tảng vững chắc cho thế hệ doanh nhân Việt Nam tiếp theo, đồng thời thúc đẩy hợp tác về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là với Phần Lan.